15 SỰ THẬT ĐÁNG SỢ mà Thời trang nhanh (Fast Fashion) không muốn bạn biết

Thời trang nhanh được biết đến với những mẫu sản phẩm theo trend, giá thành rẻ. Nhưng đằng sau đó là những góc tối mà ít người biết đến? Ngay dưới đây Mimi Organic & Natural sẽ kể về 15 sự thật đáng sợ về thời trang nhanh (fast fashion) không muốn bạn biết.

15 sự thật đáng sợ về thời trang nhanh

1. Fast Fashion (Thời trang nhanh) gắn liền cụm từ lãng phí

Sản phẩm của Fast Fashion là quần áo giá rẻ, hợp thời trang, được làm ra để mặc một vài lần, sau đó loại bỏ đi – đang là hồi chuông báo động về môi trường và nhân quyền.

Có thực sự rẻ hơn khi mua hàng đống quần áo rẻ tiền, dùng một lần? Nếu bạn tính toán giá – mỗi – lần -mặc, nó thực sự có thể sẽ tiết kiệm hơn và chắc chắn là sẽ giúp ích cho môi trường sinh thái hơn và đạo đức hơn khi mua ít hơn, các sản phẩm chất lượng cao hơn có thể dùng trong nhiều năm và đáng để sửa chữa để tái sử dụng.

2.Thời trang nhanh làm độc nguồn nước

Hóa chất sử dụng để nhuộm vải là yếu tố đứng thứ 2 gây ô nhiễm nước sạch trên toàn cầu, chỉ sau nông nghiệp. Hóa chất độc hại được sử dụng để tạo ra màu sắc rực rỡ và các hình in bắt mắt người tiêu dùng, nhưng những hóa chất này ĐỘC HẠI VÀ THẬM CHÍ GÂY UNG THƯ.

Những hóa chất này thấm từ các bãi chôn lấp vào nguồn nước ngầm hoặc đơn giản là bị đổ xuống nguồn nước sạch mà không hề qua xử lý, thường là chảy vào các khu vực nơi người nghèo sinh sống.

Tại Dhaka, Bangladesh, chất thải độc hại chưa được xử lý từ các nhà máy nhuộm biến nước thành màu đỏ (trong hình).

3. Thời trang nhanh đầu độc chuỗi thức ăn

Khi bạn giặt polyester – một loại vải tổng hợp được sử dụng phổ biến trong thời trang nhanh, đòi hỏi một lượng lớn dầu thô để sản xuất – nó sẽ có các vi sợi nhựa siêu nhỏ rơi ra và cái vi sợi nhựa này có thể lọt qua các bước xử lý nước thải của nhà máy và các máy xử lý nước thải và cuối cùng là sẽ có mặt tại nguồn nước sinh hoạt của chúng ta.

Vì chúng không thể phân hủy sinh học, những vi sợi nhựa này bị các sinh vật phù du và các sinh vật nhỏ khác ăn thịt, sau đó chúng di chuyển chuỗi thức ăn đến cá và động vật có vỏ mà chúng ta ăn.

4. Thời trang nhanh làm lãng phí nguồn nước quý giá

Trồng bông vải – một loại vải phổ biến khác sử dụng trong Thời Trang Nhanh, đòi hỏi một lượng nước rất lớn. Để trồng đủ bông để tạo ra một chiếc quần jean – mà có thể chỉ được mặc bảy lần trước khi bị loại bỏ – cần khoảng 6.000 lít (1.500 gallon) nước. Trong khi đó, Trung Quốc và Ấn Độ, hai trong số các quốc gia sản xuất bông lớn nhất thế giới, đang vật lộn với tình trạng khan hiếm nước, và xung đột nước đang trở thành một vấn nạn nghiêm trọng.

5. Thời trang nhanh tạo ra một vòng quay nợ nần cho người nông dân

Vì hạt giống biến đổi gen (GMO) tạo ra năng suất lớn hơn hạt tự nhiên, nông dân đã thực hiện chuyển đổi, và bây giờ 90% bông trồng tại Ấn Độ là từ hạt giống GMO – đắt tiền và phải mua lại mỗi năm. Họ cũng yêu cầu sử dụng thuốc trừ sâu đắt tiền. Kết quả là, nhiều nông dân đã rơi vào vòng quay nợ nần lặp đi lặp lại.

6. Thời trang nhanh sử dụng lượng thuốc trừ sâu khổng lồ

Bông không chỉ cần một lượng nước lớn để phát triển mà còn đòi hỏi lượng thuốc trừ sâu cao. Trên thực tế, bông vải chiếm một phần tư trong số tất cả các loại thuốc trừ sâu được sử dụng ở Hoa Kỳ và được coi là cây trồng bẩn nhất thế giới vì sự phụ thuộc nặng nề vào thuốc trừ sâu.

7. Thời trang nhanh lấp đầy bãi rác của chúng ta

Bạn có thể nghĩ rằng bạn đang giúp đỡ người nghèo và bảo vệ môi trường khi bạn quyên góp quần áo cũ không còn sử dụng nữa cho tổ chức từ thiện. Nhưng ở Hoa Kỳ, “chỉ có 10% quần áo được quyên góp được mang ra bán lại”. Phần còn lại là một con số khổng lồ – 13 nghìn tỷ tấn mỗi năm – kết thúc vòng đời tại các bãi rác, tương đương với “một sân bóng đá sâu 14 feet được lấp đầy bởi quần áo”.

Một số thương hiệu thời trang nhanh đã tung ra các chương trình mua lại, khuyến khích khách hàng của họ tặng những món đồ cũ không còn dùng tới của họ và trong một số trường hợp, nhận được phiếu giảm giá hoặc giảm giá trực tiếp, thường ngụ ý rằng quần áo cũ thu hồi đó sẽ được tái chế và biến thành đồ mới. Trên thực tế, ít hơn 1% quần áo được tái chế để tạo ra quần áo mới và gần 85% quần áo bị loại bỏ ở Bắc Mỹ bị vứt ra các bãi rác.

8.Thời trang nhanh thải ra chất độc

Thời trang nhanh không chỉ lấp đầy bãi rác của chúng ta và thấm các chất độc vào nguồn nước ngầm từ thuốc nhuộm hóa học, mà các sợi tự nhiên còn tạo ra khí mê-tan, một loại khí nhà kính mạnh, khi chúng phân hủy. Hơn nữa, các sợi vải tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ và sẽ mất hàng trăm, nếu không phải hàng ngàn năm để phân hủy sinh học.

9.Thời trang nhanh bị loại bỏ được xuất khẩu như rác thải

Khi bạn quyên góp quần áo, bạn có thể nghĩ rằng bạn đang giúp đỡ ai đó cần giúp đỡ, nhưng đó không phải là câu chuyện đầy đủ. Số lượng đáng báo động của quần áo quyên góp đã được bán cho Châu Phi và Trung và Nam Mỹ.
Nó được xuất khẩu với số lượng lớn và nếu không bán ở đó, nó sẽ bị đổ và thường bị đốt cháy, thải chất độc vào không khí.

10. Thời trang nhanh “khuyến khích” chế độ nô lệ thời hiện đại

Chi phí thực sự của thời trang nhanh là phí cho nhân công sản xuất. Có 75 triệu người làm quần áo chúng ta mặc và 80% trong số họ là phụ nữ trẻ, đa phần chỉ từ 18 đến 24 tuổi. Hầu hết họ kiếm được dưới 3 đô la một ngày, làm việc trung bình 14 giờ một ngày.

11. Thời trang nhanh thúc đẩy văn hóa Dùng Một Lần

Thời trang nhanh có thể trông rất đẹp khi treo trên giá, nhưng sự thật nó là một sản phẩm được thiết kế để chất lượng sản phẩm nhanh chóng bị phá vỡ và được thay thế. Hàng năm, Người Mỹ trung bình tung ra khoảng 82 pounds hàng dệt may.

Mô hình kinh doanh này thúc đẩy người tiêu dùng mua vô tận những bộ quần áo kém chất lượng thay vì đầu tư vào những sản phẩm chất lượng cao hơn sẽ tồn tại lâu hơn.

12. Thời trang nhanh làm ngơ trước những điều kiện làm việc nguy hiểm

Các điều kiện làm việc nguy hiểm trong ngành may mặc đã được đưa ra ánh sáng. Vào năm 2013 sau vụ “tai nạn tồi tệ nhất trong lịch sử ngành may mặc”, đã giết chết hơn 1.200 công nhân và làm bị thương khoảng 2.500 người gần Dhaka, Bangladesh, khi tòa nhà xưởng Rana Plaza tám tầng bị sập. Tổng cộng, 38 người đã bị buộc tội giết người. Nhưng những thay đổi nhằm thực sự cải thiện điều kiện cho người lao động vẫn còn hạn chế.

13. Thời trang nhanh sử dụng lao động trẻ em

Lao động trẻ em là sự thật xấu xí đằng sau thời trang nhanh. Để tìm kiếm một lực lượng lao động rẻ hơn bao giờ hết, các công ty tuyển dụng các cô gái trẻ nghèo khó chủ yếu với những lời hứa với cha mẹ của họ về “một công việc được trả lương cao, chỗ ở thoải mái, ba bữa ăn bổ dưỡng mỗi ngày và cơ hội để đào tạo và đi học”. NHƯNG, “thực tế, những đứa trẻ ấy đang làm việc trong những điều kiện kinh khủng”.

Từ thu hoạch bông ở Uzbekistan và kéo sợi ở Ấn Độ đến sản xuất hàng may mặc ở Bangladesh, trẻ em đang lao động để tạo ra quần áo cho chúng ta mặc.

14. Thời trang nhanh khiến cho sức khỏe người công nhân gặp nguy hiểm

Hàng triệu người trên khắp thế giới làm việc trong ngành dệt may. Nhiều người trong số họ làm việc nhiều giờ trong các khu vực không có người ở, nơi họ tiếp xúc với bụi, khói, tiếng ồn và hóa chất độc hại. Họ có thể bị căng mắt, kiệt sức, căng thẳng, đau cơ xương khớp và thậm chí là quấy rối.

15. Thời trang nhanh biến các nước sản xuất thành khu vực hy sinh

Ở Bangladesh, một nhà sản xuất thời trang nhanh, ô nhiễm đang gia tăng, bất chấp luật pháp về bảo vệ môi trường, vì các xưởng thuộc da, nhà máy dược phẩm và nhà máy dệt và nhuộm có sức mạnh rất lớn.

Còn rất nhiều sự thật đáng sợ về thời trang nhanh tác động đến cả môi trường và con người. Chính vì thế, gần đây nhiều người đang có xu hướng theo thời trang bền vững với các sản phẩm organic cotton, lanh, tơ tằm,…nhằm bảo vệ sức khoẻ cho gia đình và dán tiếp bảo vệ môi trường.
No Tags

Leave Comments