Chứng nhận GOTS và Oeko-tex cho VẢI AN TOÀN?

Trong ngành dệt may có rất nhiều chứng nhận. Tuy nhiên, GOTS và Oeko-tex là hai chứng nhận được nhiều người quan tâm hơn cả. Cụ thể hai chứng nhận này ra sao, hãy cùng Mimi Organic & Natural khám phá dưới đây.

Bạn đã từng nghe qua hai chứng nhận GOTS và OEKO-TEX trong ngành thời trang chưa?
Bạn đã từng nghe qua hai chứng nhận GOTS và OEKO-TEX trong ngành thời trang chưa?

GOTS là gì? Oeko-tex là gì?

GOTS và OEKO-TEX là các tiêu chuẩn độc lập cho sản phẩm dệt may, tuy nhiên có sự khác biệt về phạm vi áp dụng, cấu trúc tiêu chuẩn và quy trình chứng nhận. GOTS viết tắt của từ Global Organic Textile Standard. Đây là tiêu chuẩn hữu cơ uy tín nhất trên thế giới cho ngành dệt may. Tiêu chuẩn dệt hữu cơ toàn cầu GOTS chính thức được thiết lập vào năm 2006 với chứng nhận đầu tiên.

GOTS là chứng nhận tiêu chuẩn dệt may hữu cơ toàn cầu
GOTS là chứng nhận tiêu chuẩn dệt may hữu cơ toàn cầu

Oeko-tex là nhãn diện đại diện cho nhãn sản phẩm và chứng nhận của công ty được cấp cũng như các dịch vụ khác được cung cấp bởi Hiệp hội Nghiên cứu và Thử nghiệm Quốc tế trong Lĩnh vực Sinh thái Dệt may và Da có trụ sở chính tại Zürich (Thụy Sĩ). (theo Wikipedia)

Trong đó, nhãn sản phẩm Standard 100 by Oeko-Tex hay còn được biết với tên gọi Oeko-Tex Standard 100 hoặc OEKO-TEX 100 đặt các yêu cầu về các chất độc hại và các tiêu chuẩn khác liên quan đến chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất bền vững và đánh giá độc lập của các sản phẩm dệt may.

Chứng nhận vải an toàn của nhãn hàng thời trang hữu cơ

Việc sản xuất mọi sản phẩm đều phải sử dụng tài nguyên và tạo ra chất thải. Nhưng, nếu bạn muốn giảm thiểu các khía cạnh không mong muốn trong quá trình sản xuất đối với những sản phẩm bạn mua, hãy chú ý đến các chứng nhận như chứng nhận GOTS, Oeko-Tex,… Chứng nhận của bên thứ ba cung cấp cho chúng ta các tiêu chuẩn có thể đo lường để chúng ta có thể so sánh các sản phẩm. Đó là một công cụ rất hữu ích.

Trong quy trình chứng nhận vải thường có ba bên tham gia
Trong quy trình chứng nhận vải thường có ba bên tham gia

Chứng nhận gồm ba loại: chứng nhận của bên thứ nhất, thứ hai và thứ ba:

  1. Đối với các chứng nhận của bên thứ nhất: Một người hoặc một tổ chức nói rằng họ đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định mà họ đã tự đặt ra; thường không có một thử nghiệm độc lập nào để xác minh những tuyên bố đó.
  2. Đối với các chứng nhận của bên thứ hai: Một hiệp hội chuyên ngành cung cấp sự đảm bảo rằng một sản phẩm đã đáp ứng được các tiêu chí nhất định, điều này thường được quyết định bởi một nhóm lợi ích, là các thành viên của hiệp hội. Loại chứng nhận này cho ta ít sự đảm bảo chống lại xung đột lợi ích.
  3. Chứng nhận của bên thứ ba: Được cấp bởi các công ty thử nghiệm độc lập dựa trên đánh giá khách quan dựa trên ý kiếncủa các chuyên gia không thiên vị, tham khảo theo một bộ tiêu chuẩn có sẵn công khai. Chứng nhận của bên thứ ba được đánh giá là mức đảm bảo cao nhất bạn có thể đạt được.

Trong ngành dệt may, có một số chứng nhận minh bạch và chúng tôi lựa chọn 02 chứng nhận để chứng nhận các loại vải của mình: Tiêu chuẩn Dệt may Hữu cơ Toàn cầu (GOTS) và Oeko-Tex 100 (Oeko-tex).

Vải chứng nhận GOTS có ý nghĩa gì?

Chứng nhận GOTS đồng nghĩa với rất nhiều thứ, bao gồm yêu cầu ít nhất 90% sợi được chứng nhận hữu cơ (của chúng tôi là 100%); không có hóa chất gây hại cho con người hoặc môi trường được sử dụng ở bất kỳ giai đoạn nào của quy trình sản xuất dệt may; nước phải được xử lý theo tiêu chuẩn rất cao trước khi xả thải; và một số vấn đề về an toàn và quyền công nhân nhất định phải được tôn trọng.

gots và oeko-tex
Chứng nhận GOTS có nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt từ khi bắt đầu chọn giống trồng bông đến khi đóng gói sản phẩm

Ví dụ như không có lao động trẻ em hay nô lệ và một mức độ tối thiểu về điều kiện làm việc an toàn, bảo hộ lao động. Mặc dù nó không giải quyết triệt để lượng carbon thải ra môi trường nhưng vải được chứng nhận GOTS là một sự lựa chọn tốt. Nó tốt hơn theo cấp số nhân so với polyester tái chế, hoặc vải cotton thông thường.

Chứng nhận đảm bảo hai yếu tố sức khoẻ con người và bảo vệ môi trường
Chứng nhận đảm bảo hai yếu tố sức khoẻ con người và bảo vệ môi trường

Vải làm từ sợi xử lý thông thường có thể – và hầu như luôn luôn là – chứa đầy các hóa chất độc hại còn sót lại – và việc sản xuất nó có thể đã giải thải ra hàng tấn hóa chất vào môi trường; chất thải carbon của nó bốc mùi và sự an toàn công nhân thật đáng nghi.

  Vải thông thường Vải tuân thủ GOTS
Chỉ sử dụng sợi hữu cơ KHÔNG ĐÚNG
Không có bất kỳ hóa chất nào có thể gây hại cho con người hoặc hệ sinh thái KHÔNG ĐÚNG
Nước được sử dụng trong chế biến được xử lý trước khi xả ra môi trường KHÔNG ĐÚNG
Công nhân được trả lương công bằng; điều kiện làm việc an toàn KHÔNG ĐÚNG

Tìm hiểu thêm về quy trình chứng nhận GOTS tại đây. https://mimifashion.vn/chia-se-kien-thuc/quy-trinh-chung-nhan-gots.html

Vải chứng nhận Oeko-Tex có ý nghĩa gì?

Mục tiêu của tiêu chuẩn an toàn vải Oeko-Tex là đảm bảo rằng vải không gây rủi ro cho sức khỏe con người.

Tiêu chuẩn Oeko-Tex, được sử dụng từ năm 1992, nghiêm cấm một danh sách dài các hóa chất tương tự như GOTS cấm; nhưng Oeko-Tex không đề cập gì đến các giai đoạn sản xuất. Ví dụ, xử lý nước thải là không bắt buộc, cũng không giải quyết quyền của người lao động. Nó không phải là chứng nhận hữu cơ và các sản phẩm mang nhãn hiệu này không nhất thiết phải được làm từ sợi được trồng hữu cơ – hoặc từ sợi tự nhiên. Sợi nhựa (polyester, nylon, acrylic) được cho phép. Oeko-Tex chỉ quan tâm đến sự an toàn của sản phẩm cuối cùng.

chứng nhận OEKO-TEX 100 là một tiêu chuẩn độc lập cho các sản phẩm dệt may, được phát triển bởi Hiệp hội OEKO-TEX
Chứng nhận OEKO-TEX 100 là một tiêu chuẩn độc lập cho các sản phẩm dệt may, được phát triển bởi Hiệp hội OEKO-TEX

Chứng nhận Oeko-Tex 100 nhấn mạnh vào việc kiểm tra kỹ lưỡng danh sách dài các hóa chất được biết đến hoặc nghi ngờ gây hại cho sức khỏe, bao gồm chì, antimon, asen, phthalates, thuốc trừ sâu và phenol clo hóa. Bảng giới hạn chính thức cho các hóa chất được thử nghiệm có thể được tìm thấy trên trang web Oeko-Tex. Cụ thể chất bị cấm là:

  • Tất cả các chất chống cháy
  • Thuốc nhuộm gây ung thư và gây dị ứng
  • Thuốc trừ sâu
  • Phenol clo hóa
  • Các benzen hữu cơ và toluen
  • Kim loại nặng
  • Các hợp chất organotin (TBT và DBT)
  • Formaldehyd
gots và oeko-tex
OEKO-TEX đặt các yêu cầu nghiêm ngặt cho các sản phẩm dệt may tiếp xúc trực tiếp với da, bao gồm các sản phẩm may mặc, đồ nội thất và đồ trang trí gia đình.

Các loại vải được chứng nhận Oeko-Tex được yêu cầu phải có độ pH thân thiện với da. Nếu bạn nhớ môn hóa học thời trung học, pH là dấu hiệu của mức độ axit hoặc bazơ (muối). Độ pH tự nhiên của da là một loại axit và khi nó bị bào mòn, hệ thống đề kháng của bạn bị giảm, khiến bạn dễ bị vi khuẩn, mất độ ẩm và bị kích ứng. Vải được chứng nhận Oeko-Tex sẽ không gây ra những điều này. Và các loại vải sẽ trở nên thân thiện với làn da của bạn.

Nguồn tham khảo: https://www.twosistersecotextiles.com/pages/how-can-we-make-sure-a-fabric-is-free-of-chemicals-of-concern

Nếu bạn là người theo đuổi ngành thời trang bền vững hay quan tâm đến GOTS và OEKO-TEX hoặc chỉ đơn thuần muốn sử dụng các sản phẩm thời trang an toàn. Hãy chú ý vào nhãn mác sản phẩm. Bởi nhãn trên sản phẩm quần áo thường có các thông tin về nguyên liệu sử dụng và quy trình sản xuất.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Leave Comments